Tăng sắc tố sau viêm

Màu da là một đặc điểm quan trọng liên quan tới văn hóa xã hội của con người. Một sự thay đổi nhỏ về màu da cũng có thể ảnh hướng lớn tới tính thẩm mỹ và tác động lên tâm lý người bệnh. Màu da trước tiên phụ thuộc vào sắc tố melanin, do các tế bào sắc tố tiết ra. Do đó, sự duy trì màu da bình thường phụ thuộc vào sự ổn định của cấu trúc và chức năng của các tế bào này. Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng tham gia định hình màu da như hemoglobin, carotenoid…

Sự thay đổi màu sắc da, bên cạnh những nguyên nhân ít gặp như sự lắng đọng của thuốc, kim loại hay các rối loạn mạch máu, thì chủ yếu là do sự thay đổi sắc tố melanin trong da với hai thể là tăng hay giảm sắc tố. Tăng sắc tố thường  gặp hơn, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tăng sắc tố sau viêm là nguyên nhân phổ biến, hay gặp trong thực hành lâm sàng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh và là thách thức trong điều trị đối với bác sĩ da liễu.

Tăng sắc tố sau viêm là một rối loạn tăng sắc tố có tính chất tạm thời, ở vị trí của một tình trạng viêm xảy ra trước đó, do một bệnh lý da, chấn thương hay thủ thuật trên da…

Nguyên nhân

Tăng sắc tố sau viêm là kết quả của nhiều tình tạng viêm khác nhau. Tình trạng viêm này có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân nội sinh hoặc ngoại sinh. Tình trạng viêm nội sinh bao gồm các bệnh lý ở da như lichen phẳng, vảy nến, chàm, mụn trứng cá…Trong khi đó, các tình trạng viêm do nguyên nhân ngoại sinh bao gồm các phản ứng do ánh sáng, các thủ thuật ở da như laser, lột da bằng hóa chất…

Biểu hiện lâm sàng

Dát tăng sắc tố phân bố ngay tại vùng bị viêm hay chấn thương tùy theo vị trí các hạt sắc tố mà màu sắc biểu hiện lâm sàng có thể khác nhau. Tăng sắc tố ở lớp thượng bì biểu hiện bằng các dát màu nâu hay nâu sậm, tồn tại vài tháng đến vài năm và có thể tự hồi phục mà không cần điều trị. Tăng sắc tố ở lớp bì làm da vùng thương tổn có màu xanh – xám, nếu không điều trị có thể tồn tại kéo dài hoặc vĩnh viễn. Mức độ tăng sắc tố có liên quan đếm type da sậm màu, quá trình viêm kéo dài hoặc tái đi tái lại hay do tiếp xúc với tia UV.

Phương pháp điều trị

Chống nắng: Người có tpye da càng sậm màu càng cần lưu ý các biện pháp chống nắng. Tránh ra nắng từ 10 giờ  – 16 giờ, khi ra nắng cần có trang phục bảo vệ vải dày, màu sậm, nhiều lớp, ưu tiên chọn loại vải có tác dụng ngăn tia UV. Cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF > 30 ở vùng da đang có nguy cơ PIH và vùng da tiếp xúc với ánh nắng, bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài.

Điều trị bằng thuốc bôi Thuốc bôi tại chỗ có tác dụng làm giảm sắc tố như Hydroqiunnone, Azelaic acid, licorice, retinoid, chemical peel…

Chất sáng da toàn thân: Nhiều trường hợp can thiệp tại chỗ làm nặng thêm PIH, có thể sử dụng các chất chống oxy hóa đường toàn thân: GSH, L-cysteine peptides, vitamin C, chiết xuất thiên nhiên. Tranexemic acid đường toàn thân gần đây cũng cho thấy hiệu quả cải thiện sắc tố và làm đều màu da.

Điều trị bằng laser

Sử dụng laser toning với năng lượng thấp, spot size lớn có hiệu quả cải thiện sắc tố, PIH cũ trên nền sẹo ở vùng không tiếp xúc ánh nắng cần sử dụng laser với mức năng lượng cao hơn.

Nguồn: BEMED VIỆT NAM

Share this post: