Lông được hình thành từ một đơn vị lông-tuyến bã, thường nằm tại tầng sâu của lớp lưới của trung bì da. Trong mỗi đơn vị lông-tuyến bã này có chứa một sợi lông cùng với nang lông, tuyến bã và cơ dựng lông. Nang lông (follicle) là nơi các tế bào mầm biệt hóa thành các tế bào sừng, cùng với các tế bào sắc tố, tạo ra sợi lông với màu sắc, kích thước khác nhau, được đẩy dần lên khỏi bề mặt da qua một lỗ chân lông. Sự hình thành, phát triển, thoái hóa của lông diễn ra theo một chu kỳ qua 3 giai đoạn (được gọi là 3 trạng thái của lông). Trạng thái lông hoạt động (anagen) là giai đoạn lông phát triển, tồn tại trên bề mặt da; trạng thái lông thoái triển (catagen) là giai đoạn lông thoái hóa, rụng vĩnh viễn khỏi vùng da; và cuối cùng là trạng thái lông nghỉ – chưa phát triển (telogen). Tùy theo đặc điểm di truyền, giai đoạn phát triển của cơ thể (hormone) và sự tác động của các yếu tố ngoại lai, mỗi vùng da trên cơ thể có sự phân bố về tỷ lệ lông tồn tại ở mỗi trạng thái, là khác nhau. Lông ở trạng thái hoạt động thường được loại bỏ dễ dàng hơn nhiều so với lông còn đang ở trạng thái nghỉ (điều này giải thích cho việc, trên một vùng da nhất định, ngay cả khi đã triệt vĩnh viễn các lông hoạt động, sau đó các lông ở trạng thái nghỉ vẫn có thể phát triển và mọc trở lại).
NGUYÊN NHÂN GÂY RẬM LÔNG
Sự phát triển của tóc phụ thuộc vào sự cân bằng giữa nội tiết tố nam và nữ. Nội tiết tố nam kích thích sự phát triển của tóc đen, dày. Nội tiết tố nữ (như estrogen) làm chậm sự phát triển của tóc, làm cho nó mỏng hơn và nhẹ hơn. Phụ nữ thường sản xuất một lượng nhỏ nội tiết tố nam, trong khi nam giới sản xuất một lượng nhỏ nội tiết tố nữ.
Rối loạn làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố có lợi cho nội tiết tố nam là nguyên nhân gây ra bệnh rậm lông. Vậy nên chứng rậm lông còn được gọi là hiện tượng nam hoá.
Các nguyên nhân phổ biến khác:
- Hội chứng Cushing.
- Vô căn: đơn giản là nang lông/tóc của phụ nữ nhạy cảm hơn với nồng độandrogen bình thường
- Các nguyên nhân ít gặp hơn như:
- Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.
- Khối u thượng thận.
- Khối u buồng trứng.
- Tăng sản buồng trứng.
- Rối loạn tuyến yên.
- Thiếu hụt enzyme tuyến thượng thận.
- Sử dụng thuốc: steroid, thuốc tránh thai, phenytoin, cyclosporin, latanoprost…